Lập trình Pascal và những thông tin cơ bản cần biết

0

Lập trình Pascal được rất nhiều người yêu công nghệ quan tâm và tìm hiểu. Vậy cấu trúc của Pascal như thế nào, ứng dụng của ngôn ngữ lập trình này trong thực tế là gì? Tất cả những thắc mắc về Pascal kể trên của anh em sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết hôm nay.

Tổng quan về lập trình Pascal

Thuật ngữ Pascal được phát minh và xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1970 bởi giáo sư Niklaus Wirth thuộc trường đại học Kỹ thuật Zurich (Thuỵ Sĩ). Lập trình ngôn ngữ Pascal được dùng cho máy tính dưới dạng mệnh lệnh và được phát triển dựa trên ngôn ngữ ALGOL 60.

Tổng quan về lập trình Pascal
Tổng quan về lập trình Pascal

Trên thực tế, Niklaus Wirth đã phát triển ngôn ngữ Pascal dựa trên hệ thống ALGOL 60 có sẵn vào năm 1960 nhưng vấp phải nhiều ý kiến phản đối từ các chuyên gia công nghệ thông tin. Vậy nhưng ông vẫn tiếp tục nghiên cứu, tìm ra những hướng đi mới để phát triển Pascal trở thành một ngôn ngữ lập trình hoàn toàn độc lập.

Sự thành công của lập trình Pascal đã trở thành tiền đề cho sự phát triển máy tính mini ngày nay. Với các lập trình viên chuyên nghiệp thì đây là ngôn ngữ cực kỳ quen thuộc. Nếu muốn có việc làm tốt trong ngành IT thì bạn không thể bỏ qua việc tìm hiểu nó.

Xem thêm:  Lập trình là gì? Top 4 loại ngôn ngữ lập trình phổ biến

Tổng hợp các đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ Pascal

So với các ngôn ngữ lập trình khác, Pascal sở hữu nhiều đặc trưng riêng. Dưới đây là 3 điểm khác biệt của loại ngôn ngữ này.

Hệ thống các phần tử cấu thành

Các từ khóa (keyword): Khi lập trình Pascal, các từ khoá có tính chất và mục đích sử dụng riêng. Vì vậy những từ khoá sử dụng sau này cũng không được trùng lặp với từ khoá riêng. Một số từ khoá thông dụng của ngôn ngữ Pascal có thể kể đến như:

  • Keyword chung: BEGIN, END, PROGRAM…
  • Keyword khai báo: STRING, TYPE, VAR…
  • Keyword lệnh lựa chọn: CASE…OF, IF…THEN…
  • Keyword điều khiển: EXIT, WITH, GOTO…
  • Keyword toán tử: dấu nháy đơn, dấu chấm phẩy, dấu móc, khoảng trắng, toán hạng, AND, OR, NOT, IN, MOD…

Cấu trúc của một chương trình

Đối với lập trình Pascal tiêu chuẩn, chương trình sẽ gồm có phần khai báo và phần thân. Một số phần khai báo phổ biến của Pascal là Uses, Program, Label, Var, Type… Tuỳ chương trình cụ thể mà phần khai báo có thể có hoặc có thể không.

Riêng phần thân thì bắt buộc lúc nào cũng có và chúng cũng được cấu tạo từ nhiều phần tử khác nhau nhưng có độ phức tạp cao hơn. Cuối cùng, khi lập trình Pascal, tất cả anh em cần lưu ý rằng thân chương trình đều phải tuân thủ theo nguyên tắc bắt đầu với Begin và kết thúc với End.

Xem thêm:  Ngôn ngữ lập trình là gì và dạng nào phổ biến?
Cấu trúc của một chương trình căn bản
Cấu trúc của một chương trình căn bản

Một số câu lệnh thường gặp trong Pascal

Mỗi câu lệnh của trong ngôn ngữ Pascal đều sẽ được sử dụng với những mục đích khác nhau. Mặt khác, các câu lệnh cũng rất phong phú, điển hình có thể kể đến như:

  • Lệnh Type: Dùng khi cần bắt đầu các phần của các biến xác định khi lập trình
  • Lệnh Clrscr: Dùng để xoá cửa sổ hiện tại và đưa con trỏ chuột quay trở lại vị trí trên cùng góc trái của cửa sổ đang mở
  • Lệnh Var: Dùng cho phần khai báo biến của các chương trình
  • Lệnh Readln(): Trong lập trình Pascal, nó được dùng khi đọc biến, đọc các file hoặc muốn dừng màn hình
  • Lệnh Write(): Dùng để in ra màn hình ngay lập tức sau ký tự cuối cùng hoặc ghi lại các file

Khám phá ưu, nhược điểm của ngôn ngữ Pascal

Giống như nhiều ngôn ngữ lập trình khác, Pascal cũng tồn tại nhiều ưu điểm và hạn chế khác nhau:

Các ưu điểm khi lập trình bằng Pascal

Dưới đây là vài ưu điểm bạn có thể cân nhắc khi sử dụng loại ngôn ngữ này:

  • Có thể nghiên cứu, phân tích và học tập dễ dàng nhờ vào cấu trúc cố định, dễ hiểu
  • Giúp thiết lập nên nhiều chương trình hay, có tính ứng dụng cao và độ an toàn tốt
  • Cho phép biên dịch lập trình Pascal sang nhiều ngôn ngữ lập trình khác một cách thuận tiện
  • Hỗ trợ lập trình ngôn ngữ Pascal trên nhiều nền tảng và thiết bị máy tính khác nhau thông qua việc thực hiện chuyển đổi hoặc biên dịch
  • Cho phép người thực hiện lập trình định hướng đối tượng khi cần thiết
Xem thêm:  Giới thiệu giao diện lập trình Scratch cho newbie

Các hạn chế khi lập trình bằng Pascal

Ngoài ưu điểm thì bản thân loại ngôn ngữ này cũng có một số mặt hạn chế:

  • Khả năng kiểm soát không thực sự ấn tượng, chỉ đạt mức trung bình
  • Ở những tập hợp phức tạp, lập trình Pascal chuyển đổi không thực sự rõ ràng và thiếu đi sự liên kết
  • Có thể bị hacker tấn công do cấu trúc tương đối đơn giản, dễ hiểu
  • Khám phá ưu, nhược điểm của ngôn ngữ Pascal
Khám phá ưu, nhược điểm của ngôn ngữ Pascal
Khám phá ưu, nhược điểm của ngôn ngữ Pascal

Cập nhật một số biến thể từ lập trình ngôn ngữ Pascal

Tuy được phát triển hoàn toàn độc lập nhưng Pascal cũng bao gồm nhiều biến thể khác nhau như:

  • Pascal-P: Là bộ công cụ chuyển mã được nghiên cứu và viết trực tiếp tại Zurich nhằm biên dịch ngôn ngữ lập trình thành bộ giả lập và hệ thống máy ảo.
  • Object Pascal: Ngôn ngữ lập trình Pascal kiểu mới này được hình thành nhờ công lớn của Apple Computer. Đây là công cụ có khả năng định hướng tương đối phức tạp và tinh vi.
  • Turbo Pascal: Phiên bản lập trình này được ra mắt lần đầu tiên kể từ năm 1986 và phiên bản mới nhất được ra đời là Turbo Pascal vào những năm đầu 2000. Đây là một dạng trình biên dịch với khả năng kết nối các dữ liệu, chương trình với nhau và có sự nâng cao, mở rộng về các thuật toán.

Trên đây là những thông tin hấp dẫn nhất về ngôn ngữ lập trình Pascal. Hy vọng rằng người yêu công nghệ đã có thêm được nhiều tin tức thú vị. Đừng quên dõi theo các bài viết sau để khám phá thêm nhiều ngôn ngữ lập trình ấn tượng khác nhé!

Leave A Reply

Your email address will not be published.